EyeQ Tech review EyeQ Tech EyeQ Tech tuyển dụng review công ty eyeq tech eyeq tech giờ ra sao EyeQ Tech review EyeQ Tech EyeQ Tech tuyển dụng seafood export seafood export seafood export seafood export seafood export seafood export seafood food soft-shell crab soft-shell crab soft-shell crab soft-shell crab soft-shell crab soft-shell crab soft-shell crab soft-shell crab soft-shell crabs soft-shell crabs soft-shell crabs soft-shell crabs soft-shell crabs double skinned crabs

Trả tiền để được nằm quan tài trong nhà tang lễ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Sáng kiến 'quán cà phê quan tài' khiến những khách du lịch trẻ tuổi đổ xô đến nhà tang lễ để thử nằm trong quan tài mở nắp, chụp ảnh và đối mặt với cái chết

Một nhà tang lễ 120 năm tuổi ở Nhật Bản đã giới thiệu dịch vụ “quán cà phê quan tài” độc đáo, nơi du khách có thể trải nghiệm cảm giác nằm trong quan tài để suy ngẫm về sự sống và cái chết.

Nhà tang lễ Kajiya honten, có trụ sở tại Futtsu, tỉnh Chiba, được thành lập vào năm 1902 trong thời kỳ Minh Trị, gần đây đã khởi xướng sáng kiến ​​này khi hợp tác với một công ty cung cấp dịch vụ tang lễ.

Trả tiền để được nằm quan tài trong nhà tang lễ - 1

Nằm ở tầng một của tòa nhà chính, quán cà phê mở cửa vào tháng 9 và có ba chiếc quan tài được thiết kế độc đáo với màu vàng và xanh lá cây. Mỗi chiếc đều được trang trí bằng họa tiết hoa sáng tạo để du khách có thể nằm bên trong quan tài và suy ngẫm thoải mái hơn.

Quán cà phê nằm cách xa khu nhà tổ chức tang lễ, đảm bảo du khách không gặp phải bất kỳ người tham dự tang lễ nào. Trải nghiệm này có giá 2.200 yên (gần 400.000 VND) và đã thu hút nhiều du khách, bao gồm cả các cặp đôi chụp ảnh cùng nhau.

Kiyotaka Hirano, chủ tịch 48 tuổi của công ty cho biết nguồn cảm hứng cho ý tưởng này xuất phát từ trải nghiệm cá nhân khi cha ông đột ngột qua đời.

"Trong khi hầu hết những người trẻ tuổi thường nghĩ về đám cưới, ít người nghĩ đến đám tang. Tuy nhiên, mỗi người có thể tiếp cận trải nghiệm này theo những cách khác nhau. Một số người có thể muốn đóng nắp quan tài trong vài phút để suy ngẫm về cách họ muốn sống trước khi thời điểm cận kề cái chết của họ xảy đến", Hirano nói.

"Trải nghiệm này cũng mang đến cơ hội để đánh giá lại mối quan hệ của bạn với gia đình và những người thân yêu", ông nói thêm.

Trả tiền để được nằm quan tài trong nhà tang lễ - 2

Hirano cũng hy vọng rằng mọi người thấy trải nghiệm này vừa "sống động" vừa "tươi mới". "Việc ra khỏi quan tài có thể tượng trưng cho sự tái sinh, thiết lập lại cuộc sống của một người. Tôi hy vọng mọi người rời đi với cảm giác họ có thể bắt đầu lại", ông nói.

Sự đổi mới này cũng là một phương pháp xử lý những thách thức mà ngành tang lễ Nhật Bản đang phải đối mặt, thúc đẩy công ty thu hút nhiều khách hàng hơn, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Một cuộc khảo sát năm 2023 của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho thấy chi phí trung bình cho một đám tang đã giảm xuống còn 1,18 triệu yên (190 triệu VND) cho mỗi dịch vụ, giảm 16% so với mức 1,41 triệu yên vào năm 2014.

Để ứng phó với những thách thức, Hirano đã chuyển trọng tâm từ việc cạnh tranh về giá sang nâng cao sự hài lòng của khách hàng, chẳng hạn như đặc biệt chú trọng đến việc lựa chọn quan tài và cách cắm hoa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Năm 2022, ông giới thiệu dịch vụ “bình đựng tro cốt” cho phép khách hàng tự thiết kế bình đựng tro cốt cá nhân, như một phần trong kế hoạch cuối đời hoặc như một cách để bày tỏ nỗi đau buồn với gia đình và chấp nhận mất mát.

Nguồn: [Link nguồn]

Một cái "vuốt má" ở đây có mức phí gần 80.000đ, nếu muốn chỉ định người “tương tác” thì khách hàng còn phải trả thêm 16.000đ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HUY NGUYỄN (Theo SCMP) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN